Bối cảnh và nguyên nhân Thảm_họa_Bhopal

Nhà máy UCIL được thành lập năm 1969 gần Bhopal. 50,9% cồ phần được sở hữu bởi tập đoàn Union Carbide (UCC) và 49.1% sở hữu bởi các nhà đầu tư Ấn Độ, trong đó có các tổ chức thuộc khu vực tài chính công. Nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu Carbaryl (tên thương mại Sevin). Năm 1979 một nhà máy sản xuất Methyl Isoyanate (MIC) được xây dựng ở khu vực này. MIC, một chất trung gian trong quá trình sản xuất Carbaryl, được sử dụng thay cho những chất ít nguy hiểm hơn nhưng cũng đắt đỏ hơn. UCC hiểu tầm quan trọng của MIC và những yêu cầu xử lý MIC.

Đêm 2-3 tháng 12 năm 1984, một lượng lớn nước được đưa vào thùng chứa 610, đang chứa 42 tấn Methyl isocyanate. Phản ứng tỏa nhiệt xảy ra làm nhiệt độ bên trong thùng chứa tăng lên vượt 200 °C (392 °F), áp suất tăng lên vượt quá mức mà thùng chứa được thiết kế để có thể chịu được.Nó gây ra sự thoát khẩn cấp để giảm áp suất thùng chứa MIC, thải ra một lượng lớn các khí ga độc vào không khí. Tốc độ phản ứng tăng lên bởi sự xuất hiện của thép trong những đường ống làm bằng thép không rỉ đang bị ăn mòn. Một hỗn hợp các khí ga độc tràn ra thành phố Bhopal, gây ra sư hoảng loạn khi mọi người thức dậy với cảm giác cháy trong phổi. Bởi ảnh hưởng của khí gas, hàng ngàn người chết ngay sau đó và rất nhiều người phải chịu đau đớn trong sự hoảng loạn.

Các giả thiết về việc làm thế nào nước có thể vào được thùng chúa cũng rất khác nhau. Tại thời điểm đó, công nhân dang dọn vệ sinh đường ống bằng nước, một vài người cho rằng đó là bởi sự yếu kém về bảo trì và sự rò rỉ ở các van, đó là lý do nước rò rỉ vào thùng chứa 610. Tháng 12 năm 1985, một bài báo của New York Times cho rằng: theo những người quản lý nhà máy UCIL, giả thiết về đường nước chảy vào đã được kiểm tra dưới sự hiện diện của những nhân viên điều tra FBI và đã được chứng minh là vô lý. UCC cũng cho rằng con đường đó là không thể, và đó là một hành động phá hoại của nhưng công nhân "bất bình", họ đã trực tiếp đổ nước vào bình chứa. Dù vậy, nhóm điều tra của công ty không tìm thấy bất cứ bằng chứng cần thiết nào. Những báo cáo năm 1985 đã đưa ra một bức tranh về việc điều gì đã dẫn đến thảm họa và thảm họa diễn ra như thế nào, mặc dù chúng khác nhau ở vài chi tiết.

Những lý do dẫn đến vụ rò rỉ khí ga khổng lồ này bao gồm:

  • Việc sử dụng chất hóa học nguy hiểm (MIC) thay vì nhưng chất ít nguy hại hơn
  • Lưu giữ những chất này trong những thùng chứa lớn thay vì 200 thùng thép nhỏ.
  • Vật liệu ăn mòn trong đường ống.
  • Tình trạng yếu kém về bảo trì sau khi nhà máy ngừng hoạt động đầu những năm 80
  • Sự không tuân thủ các hệ thống an toàn (tình trạng yếu kém về bảo trì và các quy tắc an toàn).
  • Hệ thống an toàn đã bị tắt để tiết kiệm tiền, bao gồm hệ thống làm lạnh những thùng MIC, thứ duy nhất có thể ngăn chặn thảm họa.

Thiết kế nhà máy bị thay đổi bởi các kĩ sư Ấn Độ để tuân thủ những quy định của chính phủ và áp lực kinh tế phải cắt giảm chi phí là lý do chính gây ra vụ rò rỉ. Mọi việc trở nên tồi tệ hơn khi vị trí nhà máy nằm ở một khu vực đông dân cư, những dự báo cho rằng không thể tồn tại một thảm họa như vậy và những thiếu sót trong việc phục hồi kinh tế-xã hội và chăm sóc sức khỏe. Phân tích chỉ ra rằng những bên chịu trách nhiệm cho quy mô của thảm họa là cả hai bên chủ sở hữu: tập đoàn Union Carbide, chính phủ Ấn Độ, và mở rộng ra là cả chính quyền bang Madhya Pradesh.

Những thông tin công bố

Rất nhiều phán đoán được đưa ra sau thảm họa. Việc đóng cửa nhà máy với những nhà đầu tư nước ngoài (bao gồm UCC) bởi chính phủ Ấn Độ, sự không thực hiện việc công bố dữ liệu dẫn đến sự nhầm lẫn. Báo cáo CSIR đã được chính thức công bố 15 năm sau thảm họa. Tác giả của những nghiên cứu ICMR về những ảnh hưởng đến sức khỏe đã bị cấm công khai những dữ liệu của họ cho đến tận 1994. UCC hiện vẫn chưa công bố nghiên cứu của họ về ảnh hưởng của khí gas lên sức khỏe con người. Chẳng bao lâu sau thảm họa, UCC đã bị chính phủ cấm thực hiện các điều tra của họ. Những điều tra ban đầu được thực hiện hoàn toàn bởi các cơ quan chính phủ - Hội nghiên cứu công nghiệp và khoa học (CSIR) dưới sự điều hành của tiến sĩ Varadajan và Cục điều tra trung ương (CBI).

  • Những thiếu sót trong thiết kế nhà máy Bhopal có thể tổng kết lại: chọn một phương pháp nguy hiểm trong sản xuất thuốc trừ sâu, lưu giữ một lượng lớn MIC trước khi xử lý; vị trí gần với khu vực đông dân cư; những tính năng an toàn không được đo đạc kiểm nghiệm; sự phụ thuộc vào quy trình quản lý thủ công.
  • Sự thiếu sót trong quản lý của UCIL có thể tổng kết lại: thiếu những người điều hành kinh nghiệm bởi chính sách nhân viên của UCIL; sự rút gọn trong quản lý an toàn bởi sự cắt giảm nhân viên; thiếu sót về vấn đề bảo trì nhà máy; thiếu những kế hoạch đối phó với tình huống khẩn cấp.